Ngày càng xuất hiện phổ biến, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như: nội thất, cơ khí, điện tử,.. vì các lợi ích mang lại. Các công ty, doanh nhiệp đang dần chú ý nhiều hơn đến công nghệ sơn tĩnh điện.
Đối những doanh nghiệp mới tiếp cận hoặc tiếp cận một phần vẫn có rất nhiều thắc mắc quanh công nghệ này. Sơn Hải Thịnh sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc thường thấy nhất qua bài viết dưới đây.
Sự khác nhau giữa sơn tĩnh điện và sơn nước?
Đây là câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được:
Sơn tĩnh điện áp dụng công nghệ sơn hoàn toàn khác so với sơn nước (sơn có chứa dung môi bay hơi) vì nhiều đặc tính sau:
– Nguyên lý sơn:
Bột sơn bám và sản phẩm dựa trên sự tích điện trái dấu giữa bột sơn và sản phẩm hay còn gọi là hiệu ứng Faraday. Bột sơn được tích điện âm (-) hoặc dương (+) thông qua thiết bị cao áp bên trong súng phun, đường ống dẫn bột trong súng sơn có dạng thẳng hoặc hình xoắn ốc, tùy vào từng cơ chế tích điện. Sản phẩm cần sơn phải có khả năng tích điện và tích điện trái dấu với bột sơn.
– Đặc tính của sơn:
Khác với dạng lỏng của sơn nước, sơn dùng trong sơn tĩnh điện về bản chất là những hạt nhựa màu có kích thước rất nhỏ, dạng bột. Tùy vào loại màu sắc và yêu cầu bề mặt sẽ có thành phần khác nhau. Không chứa bất kì dung môi, hay chất hữu cơ bay hơi nào khác. Do đó nó khá thân thiện với môi trường, một yêu cầu quan trọng trong cạnh tranh sản phẩm ở các thị trường xuất khẩu.
– Màu sắc:
Ngoài các màu sắc có các đặc tính phổ biến như bóng, hoặc mờ (nhám), sơn tĩnh điện còn có các khả năng tạo ra các bền mặc sơn đẹp mắt như: mặt sơn sần có hoa văn, bóng gương như kim loại, bóng mờ,… Nó củng không cần lớp sơn lót trước khi sơn chính thức.
– Độ bám chắc:
Chúng tôi có thể giúp bạn phân biệt giữa sơn tĩnh điện và sơn nước như sau: dùng dao rọc 1 đường trên bề mặt sơn, dùng băng keo (băng dín) dán lên vết rọc, sau đó lột keo lên. Nếu lớp sơn bị băng keo lột đi thì đó là sơn nước, ngược lại là sơn tĩnh điện. Đều này cho thấy độ bám do sơn tĩnh điện tạo ra rất cao, bên chắc hơn thông thường.
Ưu điểm và nhược điểm của sơn tĩnh điện?
- Ưu điểm hay những lợi ích có thể so sánh với sơn nước như là: Lớp sơn bền đẹp, màu sắc chính xác, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, bột sơn có thể tái sử dụng, quy trình sơn dễ dàng, thời gian sơn rút ngắn, …
- Nhược điểm lớn nhất của sơn tĩnh điện là chỉ sơn được trên bề mặt kim loại, hay chính xác hơn là những vật liệu có tính tích điện và chịu được nhiệt độ cao khoảng 220 độ C mà không bị ảnh hưởng về kết cấu, độ bền
Sơn tĩnh điện có tiết kiệm chi phí?
Điều này được chứng minh rất rõ trong quy trình sản xuất:
– Thu hồi bột sơn: Khác với sơn nước, phần sơn dư thừa có thể thu hồi tuy nhiên không thể tái sử dụng, ngược lại bột sơn tĩnh điện có thể tái sử dụng bằng cách trộn chung với bột mới theo tỉ lệ phù hợp, thông thường tỉ lệ tốt nhất là 1 cũ : 3 mới, hoặc 3 cũ : 7 mới.
Trên đây là một số giải đáp về những thắc mắc thường gặp trong sơn tĩnh điện.
Để biết thêm chi tiết, đặt hàng theo yêu cầu, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX TMDV SƠN HẢI THỊNH
Địa chỉ: 113/9 Tổ 9, KP.Tân Phú II, P.Tân Bình, Tx. Dĩ An, Bình Dương
Nhà máy: 1353 Tổ 4, Kp. Phước Hải, P. Thái Hoà, Tx. Tân Uyên, Bình Dương
VP Hà Nội: 332 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0948 399 339 (Mr. Luận)
Hotline: 0979 021 421 (Mr. Quân)
Email: [email protected]
Website: www.hethongson.com – daychuyenson.com