Phương pháp kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện – Phần 2
Độ cứng màn sơn
Có 3 cách như sau:
- Buchholz: Độ cứng màng sơn được xác định bằng khả năng màng sơn chống trầy xước từ một vật nặng sắc cạnh.
- Bút chì: Phương pháp được tiến hành bằng cách vạch bút chì với độ cứng khác nhau lên bề mặt màng sơn.
- Dur-O-Test: Dụng cụ gồm một ống tròn, bên trong có lò xo áp lực trượt trên một rãnh.
Độ bám dính
Độ bám dính theo kiễu mắt lưới (Cross-cut test): Khả năng bám dính của sơn lên vật thể khi bị cắt theo kiểu mắt lưới, dán băng keo vào và giật ra.
Độ bám dính theo kiểu dán (Pull-off test): Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng keo rồi giật mạnh ra.
Mức độ sấy
Để kiểm tra mức độ sấy ta dùng MEK (Methyl-Ethyl-Ketone). Đây là kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra màng sơn đã sấy đủ hay chưa. Ta dùng mẫu chuẩn để đối chứng và đối chiếu trên mẫu thực tế đã được sơn.
Khả năng chống vết bẩn
Màng sơn được vấy bẩn bằng một số đốm. Thời gian và nhiệt độ sẽ tuỳ thuộc vào từng loại chất gây bẩn, đặc điểm kỹ thuật của chất gây bẩn,… Khả năng chống bay màu và màng sơn bị mềm như thế nào sẽ được đánh giá.
Khả năng chống chất tẩy rửa
Thử các chất tẩy rửa khác nhau trên màng sơn. Các thông số như nồng độ, nhiệt độ, thời gian là các yếu tố chính để đánh giá.
Khả năng chịu tác động của môi trường
- Kiểm tra khả năng kháng muối: Các tấm mẫu đã sơn được nhúng trong dung dịch muối với nồng độ, nhiệt độ và thời gian xác định.
- Kiểm tra khả năng chống ẩm: Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định.
- Kiểm tra khả năng chống tia cực tím (tia UV): Các tấm mẫu được đặt trong môi trường tia cực tím để xác định khả năng giữ độ bóng và khả năng bền màu.
Liên hệ tư vấn thiết kế và lắp đặt Hệ thống sơn tĩnh điện:
Hotline 24/7: 0979 021 421 – Mr. Quân, 0948 399 339 – Mr. Luận