Hướng Dẫn Quy Trình Phun Sơn Tĩnh Điện 

Công nghệ phun sơn tĩnh điện ngày càng được các công ty sử dụng nhiều nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Vậy nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện là gì?  Quy trình phun sơn tĩnh điện như nào? Hãy cùng Sơn Hải Thịnh Hà Nội tìm hiểu nhé!

Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Nguyên lý sơn tĩnh điện được hoạt động bằng cách sơn tĩnh điện được phủ lên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt. Khi bột sơn tĩnh điện đi qua súng phun tĩnh điện thì sẽ nóng lên và tích điện dương tại đầu kim phun. Sau đó đi qua kim phu và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm.

Nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này sẽ giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu và di chuyển được vào hầu hết các bề mặt bị khuất.

Nhìn chung, công nghệ phun sơn tĩnh điện khá đơn giản, trong đó có thiết bị chính là một súng phun tĩnh điện cùng với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều thiết bị để hỗ trợ như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại. Các thiết bị hỗ trợ phun sơn sẽ giúp cho xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.

Trong quá trình sơn tĩnh điện, vật liệu phủ phải được làm nóng ở nhiệt độ cao để tránh hiện tượng bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc với vật liệu phủ. Vì vậy, bạn sẽ thấy nó thường áp dụng cho các vật liệu bằng kim loại như thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm và đồng thau. Quá trình làm nóng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, vì vậy, để tối ưu sản xuất thì các mẻ sơn phải có đồng nhất một màu.

Công nghệ sơn tĩnh điện thường áp dụng cho các trường hợp sơn một lớp, nhằm bảo vệ vật liệu khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ thải ra ít chất thải hơn so với các công nghệ khác.

Các bước trong công nghệ dây chuyền phun sơn tĩnh điện

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm cần phun sơn tĩnh điện

Sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện cần phải được xử lý bề mặt sạch sẽ. Việc xử lý bề mặt kim loại giúp cho sản phẩm loại bỏ hết các gỉ sét, dầu mỡ bị bám dầu mỡ. Công đoạn này sẽ giúp lớp sơn phủ được bám dính tốt nhất, mịn và có tính thẩm mỹ hơn.

Các bước xử lý bề mặt sản phẩm cần phải cho sản phẩm vào trong bề mặt hóa chất theo thứ tự:  Bể Axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và cuối cùng là bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm được lần lượt vào tường bể theo thứ tự theo hệ thống Palang điện.

Quá trình xử lý bề mặt diễn ra trong một thời gian khá dài, tốn thời gian. Tuy nhiên phải như vậy thì sản phẩm của chúng ta mới có chất lượng tốt nhất để phun sơn.

Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện

Sau khi bề mặt sản phẩm được xử lý qua bể hóa chất thì chúng ta phải được sấy khô. Đối với bề mặt thép mỏng thì quá trình phơi khô tự nhiên sẽ rất nhanh và đơn giản hơn. Tuy nhiên, thép dày thì việc khô tự nhiên sẽ lâu hơn. Do đó, quy trình sấy khô có hai phương pháp chính: Sấy khô bề mặt bằng phương pháp khò nóng (Áp dụng cho sản phẩm ít). Hoặc sử dụng lò sấy khô riêng biệt (Có thể sấy hàng loạt nhiều sản phẩm cùng lúc).

Hiện nay, khò là phương pháp đơn giản nhất trong quy trình sơn tĩnh điện. Treo sản phẩm trên xe goòng, sau đó đẩy vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền. Sử dụng lò sấy sẽ giúp sản phẩm được khô nhanh hơn.

Bước 3: Vào buồng Phun sơn tĩnh điện

Trong công nghệ phun sơn tĩnh điện phải sử dụng đến súng phun hơi. Để có được màu sơn đậm nhạt sẽ phải tùy vào lượng bột màu, đảo bảo nước sơn ra thành phẩm đẹp nhất. Súng phun bao gồm: Súng phun buồn đơn và súng phun buồn đôi (Đối xứng).

Để tiến hành quy trình phun sơn tĩnh điện, tất cả sản phẩm trước khi treo lên băng tải đều phải được kiểm tra nhiều mặt: Bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo,…

Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm. Lưu ý hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không được hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn. Những vị trí mọc treo cũng cần phải được chú ý, móc treo phải đủ chắc sạch và dẫn điện tốt.

Quá trình treo sản phẩm cần phải lưu ý khoảng cách tối thiểu từ 100 – 200mm. Chỉ treo những sản phẩm đạt yêu cầu lên.

Đối với quá trình phun sơn thủ công (phun tay): Sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau. Trong quá trình phun sơn cầu phải chú ý hướng sơn, không phun vào mặt người đối diện.

Bước 4: Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi phun sơn tĩnh điện xong, chúng ta cần phải đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Công đoạn này sẽ giúp sơn được bám chắc, đều màu và đẹp hơn so với thông thường. Nhiệt độ sấy trong phòng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng loại sản phẩm riêng, giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Lò sấy phải có nhiệt độ từ 180 – 200 độ C, sấy trong vòng khoảng 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là gas.

Bước 5: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm

Sau khi hoàn thành xong sản phẩm thì cần phải kiểm tra kỹ trước khi đóng gói và đưa ra thị trường. Các yếu tố cần kiểm tra: Màu sắc, độ bám dính, đều màu, độ sơn phủ kín,…

Quá trình đóng gói sản phẩm được diễn ra như sau: Xác định quy cách đóng gói, Chọn những sản phẩm đạt yêu cầu để đóng gói, Đóng gói.

 

Để hiễu rõ hơn về quy trình phun sơn tĩnh điện, tư vấn đặt hàng theo yêu cầu, quý khách vui lòng liên hệ:

SƠN HẢI THỊNH – Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ : 332, Phố Vĩnh Hưng, P. Vĩnh Hưng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline : 0948 399 339 (Mr. Luận) – 0979 021 421 (Mr. Quân)
Email : [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

091.272.9332
icons8-exercise-96 chat-active-icon