Có nên mua dây chuyền sơn tĩnh điện cũ? 11 điều cần lưu ý về dây chuyền sơn tĩnh điện thanh lý

Đối với nhiều doanh nghiệp, đầu tư vào hệ thống sơn tĩnh điện là quyết định mua sắm lớn. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều chủ doanh nghiệp, xưởng cơ khí và công ty thương mại tìm cách giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách mua dây chuyền sơn tĩnh điện thanh lý. Đôi khi, đây có thể là một cách tiết kiệm tiền rất hiệu quả – tuy nhiên, thực tế đối với thiết bị sơn tĩnh điện mới và đã qua sử dụng, các vấn đề tiềm ẩn thường vượt xa mức tiết kiệm chi phí dự kiến.
Đúng là mua các máy móc, công cụ nhỏ hơn, ít phức tạp hơn, chẳng hạn như máy cưa hoặc máy hàn, từ một cửa hàng thiết bị cũ hoặc trực tiếp từ người dùng trước đó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Thật không may, điều đó hiếm khi xảy ra với máy móc phức tạp hơn. Các buồng phun sơn tĩnh điệnlò sấy là những ví dụ điển hình về loại thiết bị đã qua sử dụng không nên mua, cho dù giá có thấp đến đâu.
Một hệ thống sơn tĩnh điện phải phù hợp với các yêu cầu cụ thể của bạn, nhưng khả năng bạn tìm thấy chính xác những gì bạn cần trong một hệ thống đã qua sử dụng là rất nhỏ. Vào thời điểm bạn sửa chữa, nâng cấp, điều chỉnh lại và tân trang một hệ thống sơn đã qua sử dụng, bạn sẽ thường phải chi nhiều – nếu không muốn nói là nhiều hơn – so với khi bạn đầu tư vào một hệ thống mới có kích thước phù hợp ngay từ đầu.

Tránh chi phí ẩn khi mua thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng

Đối với bài viết này, chúng tôi đã liên hệ với một số khách hàng của mình (những khách hàng đã từng mua dây chuyền cũ, hoặc mua thiết bị cũ tận dụng từ hệ thống thanh lý). Chúng tôi yêu cầu họ cho chúng tôi biết về trải nghiệm của họ khi mua. Mục tiêu của chúng tôi là tìm ra những vấn đề của dây chuyền sơn tĩnh điện secondhand. Phản hồi mà chúng tôi nhận được là rất nhiều: nếu bạn đang cân nhắc mua thiết bị đã qua sử dụng, đừng làm vậy!
Dưới đây là một số vấn đề đau đầu nhất mà người mua gặp phải:

1. Không có bảo hành đối với thiết bị đã qua sử dụng

Rất ít người bán bảo hành cho buồng sơn và lò sấy đã qua sử dụng. Lò sấy là trung tâm của hoạt động sơn tĩnh điện, vì vậy bất kỳ thời gian chết nào cũng có thể làm bạn đau đầu. Nếu lò gặp sự cố, bạn sẽ hoàn toàn không thể cứu chữa được các sản phẩm đang sơn tĩnh điện. Cũng giống như vậy, một sự cố động cơ hoặc các bộ lọc bị hỏng / bị tắc trong buồng sơn có thể khiến dây chuyền sơn bị đình trệ. Không có bảo hành đối với các bộ phận khó tìm nguồn như vòng bi, quạt và các bộ phận đầu đốt chuyên dụng, việc sửa chữa do hỏng hóc cơ học có thể rất tốn kém và mất thời gian.
Một vấn đề khác là thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng thường được sửa đổi bởi các chủ sở hữu trước đó. Việc tìm ra chính xác những bộ phận nào đã được tinh chỉnh là rất phức tạp. Liên hệ với nhà sản xuất ban đầu của dây chuyền thường sẽ chẳng giúp bạn được gì. Các công ty này lo lắng về trách nhiệm pháp lý, đặc biệt nếu hệ thống đã qua sử dụng đã bị sửa đổi nhiều hoặc bị tháo / lắp không đúng cách. Không có bất kỳ kỹ thuật viên nhà máy nào ở đó để xác minh tình trạng của thiết bị, hầu hết các nhà sản xuất sẽ không giúp bạn nếu bạn có một hệ thống đã qua sử dụng. Nếu thiết bị của bạn gặp lỗi bộ phận nghiêm trọng, bạn sẽ phải tự giải quyết.

2. Không có hỗ trợ từ nhà sản xuất

Tiếp theo của việc không có bảo hành, thiết bị đã qua sử dụng thường được bán mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà sản xuất ban đầu. Trên thực tế, nhiều nhà sản xuất lò sấy từ những năm 1990-2000 đã ngừng kinh doanh. Một số ít trong khoảng 10 năm trở lại đây cũng đã giải thể, vì vậy có khả năng bạn mua một dây chuyền sơn trông đẹp nhưng hoàn toàn không được hỗ trợ. Đây có thể là một vấn đề lớn nếu có bất kỳ bộ phận hao mòn nào thuộc sở hữu độc quyền của nhà sản xuất ban đâu. Nó cũng có thể là vấn đề đối với các hoạt động sản xuất hàng ngày, vì ngày càng có ít kỹ thuật viên xử lý được các vấn đề nhỏ phát sinh từ các dây chuyền sơn tĩnh điện cũ của những nhà sản xuất đã ngừng hoạt động.

3. Không hoạt động như bình thường

Khi mua thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng và chỉ dựa trên giá cả, bạn có thể bị hấp dẫn khi mua hệ thống sơn tương tự với những gì bạn cần, mặc dù bạn biết rằng nó không phù hợp chính xác với yêu cầu của bạn. Đây có thể là một sai lầm tốn kém và nguy hiểm.
Ví dụ, mua một lò đốt gas tận dụng được sử dụng để sấy khô gốm sứ hoặc xử lý nhiệt kim loại có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời vì giá thấp hơn cả trăm triệu so với mua một lò sấy mới được thiết kế riêng để sơn tĩnh điện. Về lâu dài, lò sấy không mang lại hiệu quả cho hoạt động sơn tĩnh điện của bạn. Tại sao? Bởi vì việc mua lò sấy có dải nhiệt độ được khuyến nghị cao hơn so với lò sơn tĩnh điện có thể dẫn đến các sản phẩm bị sấy quá mức và lãng phí tiền bạc sơn lại. Cố gắng chạy lò ở nhiệt độ thấp hơn phù hợp với nhiệt độ sơn tĩnh điện có thể cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn đang chạy lò ngoài phạm vi an toàn được khuyến nghị bằng cách bỏ qua các thiết bị an toàn. Trong mọi trường hợp, mua một buồng sấy không được tối ưu hóa để đóng rắn bột sơn sẽ dẫn đến chi phí nhiên liệu cao hơn nhiều so với mức bình thường.
Nếu mua nhầm lò sấy, bạn sẽ tốn tiền mua nhiên liệu và có thể gây ra hiện tượng sấy quá mức, làm hỏng các sản phẩm hoặc gây ra nguy cơ hỏa hoạn.

4. Nguồn điện không chính xác có thể gây ra lãng phí và sự chậm trễ

Giá thấp cho thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng có thể không bù đắp được khoản chi phí tiềm năng hàng chục triệu đồng chi cho việc thay thế bộ điều khiển, tủ điều khiển. Dây chuyền sơn tĩnh điện hoàn thiện vốn thường được thiết kế cho từng khách hàng cụ thể và bao gồm hệ thống dây điện chính xác cho vị trí và nguồn điện của khách hàng đó. Nếu bạn mua hệ thống đã qua sử dụng, bạn có thể thấy thiết bị của mình có dây cho một pha hoặc ba pha trong khi nguồn điện của bạn không như vậy. Bạn cũng có thể sử dụng thiết bị được thiết kế cho điện áp không tương thích với nguồn điện hiện tại của bạn. Những khác biệt này có thể dẫn đến việc cần có một bảng điều khiển mới hoặc được sửa đổi nhiều. Rõ ràng, điều này sẽ làm tăng thêm chi phí đáng kể.
Chúng tôi đã gặp các chủ xưởng cơ khí mua dây chuyền sơn thanh lý và nguồn điện được chỉ định là “điện áp cao” hoặc “3 pha”. Sau đó, họ biết được rằng họ phải lựa chọn giữa việc chi hàng trăm triệu đồng đê thay thế nguồn điện mới hoặc mất thêm tiền và thời gian để sửa lại hệ thống.

5. Các vấn đề an toàn có thể biến thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng thành mối nguy hiểm

Các thiết bị cũ, đặc biệt là lò sấy, thường sẽ có các tính năng an toàn khác và có khả năng lỗi thời so với các mẫu hiện tại. Các tính năng an toàn của thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng cần được kiểm tra và thay thế nếu chúng không còn hoạt động bình thường, vì các tính năng an toàn bị bỏ qua hoặc lỗi thời có thể gây ra rủi ro an toàn nghiêm trọng cho bạn và nhân viên của bạn.

6. Thiếu linh kiện gây ra sự chậm trễ tốn kém hoặc làm cho hệ thống sơn đã sử dụng không hoạt động được

Một hệ thống sơn tĩnh điện cũ sẽ được tháo và đóng gói để vận chuyển. Một số hệ thống sơn đã qua sử dụng bị thiếu các bộ phận hoặc linh kiện quan trọng, nhưng người mua khó có thể biết chính xác những gì đã bị bỏ sót cho đến khi thiết bị được lắp đặt tại cơ sở của mình.
Không có gì lạ khi thấy các công ty bán dây chuyền sơn tĩnh điện đã qua sử dụng cung cấp các hệ thống được làm từ hai (hoặc nhiều) dây chuyền tận dụng từ các xưởng sơn hoàn toàn khác nhau. Các thiết bị này được đóng gói cùng nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nếu không biết chính xác những gì còn thiếu và những gì đã được thay thế trên hệ thống, hầu như không thể xác định được hệ thống sơn tĩnh điện đã qua sử dụng có tất cả các tính năng mà nó được thiết kế để cung cấp hay không.
Hai trong số những thứ đắt tiền nhất để thay thế trên lò sơn tĩnh điện, đầu đốt gas và bảng điều khiển, có nhiều khả năng không có, hư hỏng, sửa đổi bởi những người chủ cũ hoặc chỉ bị mòn. Chỉ thay thế hai bộ phận đó có thể làm tăng giá của một “hệ thống đã qua sử dụng rẻ tiền” lên 100 triệu hoặc hơn trước khi nó có thể được sử dụng tại một địa điểm mới.
Buồng phun sơn tận dụng thường thiếu các bộ lọc filter. Một bộ lọc hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc bụi sơn được chế tạo tốt có giá hơn 20 triệu. Ngoài ra còn có chi phí thay thế các bóng đèn cũ không khớp bằng bóng đèn mới, thay thế kính vỡ trong các thiết bị chiếu sáng và đảm bảo hệ thống xả có tất cả các bộ phận bảo vệ động cơ và dây đai.
Nếu không có các bộ phận thay thế chính xác, một dây chuyền sơn đã qua sử dụng có giá hời (nhưng chưa hoàn thiện) có thể khiến chủ sở hữu mới rơi vào tình huống tồi tệ.

7. Súng & Hệ thống thu hồi bột cũ có thể có các bộ phận mà bạn không thể thay thế

Tùy thuộc vào thương hiệu và kiểu máy sơn tĩnh điện cụ thể, một số súng phun sơn có thể đã ngừng sản xuất. Những khẩu súng này và hệ thống thu hồi / dẫn bột liên quan có thể không còn các bộ phận thay thế sẵn có. Một khi chúng bị mòn, cách duy nhất để thay thế là tìm kiếm các bộ phận cũ trên thị trường Điều tồi tệ hơn, nếu bạn chưa từng mua từ một trong những công ty sản xuất súng phun sơn lớn (Gema, Wagner và Sooho), các hệ thống súng đã qua sử dụng tương tự như loại bạn đang mua có thể không có các bộ phận tương thích, mặc dù kiểu súng giống hệt nhau. Điều này đặc biệt đúng với những loại súng phun sơn được thiết kế giống các sản phẩm thương hiệu lớn và lắp ráp ở Trung Quốc. Những khẩu súng thấp cấp này thường được bán qua Internet và chúng tôi đã thấy những model súng phun sơn Trung Quốc có các bộ phận chính được thay đổi nhiều lần chỉ trong vòng vài tháng mà nhà sản xuất không hề đề cập hoặc lưu ý tới khách hàng. Họ vẫn giữ nguyên tên mã model cũ.

8. Có thể phải sửa đổi cấu trúc sau khi lắp ráp lại

Lò sấy giãn nở trong quá trình hoạt động. Điều này có thể gây ra cong vênh các tấm vách hoặc làm suy yếu các thành phần cấu trúc. Tùy thuộc vào tần suất và cách thức vận hành của lò đã qua sử dụng, các tấm vách có thể không vừa khít sau khi tháo rời. Sau khi giảm bớt áp lực tạo ra bởi ốc vít và bộ phận liên quan, vách lò sẽ bị biến dạng. Những tấm vách không sử dụng được mua từ nhà sản xuất ban đầu hoặc một nhà sản xuất tùy chỉnh theo kích thước. Cũng sẽ phải sử dụng thêm bu lông, vít và chất bịt kín để ngăn không khí nóng rò rỉ qua các tấm vách hoặc mái được lắp không đúng cách.
Trên nhiều loại lò sấy theo mẻ phổ biến, cửa được cố định vĩnh viễn vào cụm khung cửa. Thường thì những cánh cửa này đã được lắp đặt tùy chỉnh tại hiện trường để các cánh cửa hoạt động bình thường ngay cả khi sàn tại nơi lắp đặt không hoàn hảo. Trong quá trình lắp ráp lại, thông thường các thành phần cửa trên lò sơn tĩnh điện đã qua sử dụng cần phải sửa đổi để khắc phục các khuyết điểm của sàn tại vị trí lắp đặt mới. Đây là một khoản chi tốn kém và mất thời gian khắc phục.

9. Không phát hiện được các bộ phận bị oxi hóa bên trong, hoặc phát hiện muộn

Nếu lò đã được lắp đặt hoặc để trong trong môi trường ẩm ướt, lớp cách nhiệt có thể giữ hơi ẩm bám vào bên trong các tấm vách. Mặc dù kết cấu của chúng được thiết kế để ngăn chặn rỉ sét, các tấm vách lò đã qua sử dụng có thể bị rỉ từ trong ra ngoài và các tấm bị rỉ sẽ phải sửa chữa hoặc thay thế. Nếu không cắt các tấm vách ra, sẽ không thể phát hiện rỉ sét bên trong. Lò có thể trông ổn, nhưng vấn đề rỉ sét có thể không rõ ràng cho đến khi quá muộn, phải sửa chữa bảng điều khiển tốn kém hoặc thay thế hoàn toàn. Lò phải di chuyển xa hoặc tháo rời / lắp ráp lại nhiều lần, thì khả năng bị gỉ càng cao.

10. Không thể di chuyển lớp cách nhiệt hoặc tuổi thọ cách nhiệt quá cao

Hầu hết các lò có lớp cách nhiệt bông khoáng 6 cm trở lên. Những gì chúng tôi học được khi làm việc với hàng chục tấn bông khoáng mỗi năm là nó thường đọng lại bên trong các vách của lò sấy — đặc biệt nếu tiếp xúc với không khí ẩm. Chúng tôi đã tách một số ít các tấm vách từ các lò đã qua sử dụng, sau đó tháo rời và bán “như mới” vài năm sau đó. Sự khắc nghiệt của việc vận chuyển hàng trăm kilomet, sau đó để các tấm va đập vào nhau trong quá trình lắp ráp và bị bung ra trong quá trình tháo khiến bông khoáng bên trong bị hỏng. Sau một vài năm sử dụng, lớp cách nhiệt bắt đầu co lại. Do đó, các tấm vách đã qua sử dụng “tốt như mới” không có lớp cách nhiệt ở phía trên cùng. Một điều nữa mà chúng tôi ghi nhận là sau khi chịu nhiệt độ cao trong một vài năm, lớp cách nhiệt trở nên giòn hơn một chút. Thay vì một tấm cách nhiệt cứng bên trong, các tấm có lớp cách nhiệt không còn bao phủ đồng đều toàn bộ tấm. Việc thiếu bông khoáng tươi này trong toàn bộ cấu tạo lò dẫn đến mất nhiệt và các vấn đề về an toàn. Ngay cả với lò sấy của chúng tôi, một lượng vật liệu cách nhiệt nhất định sẽ phải được thay thế nếu phải vận chuyển và lắp ráp lại lò sấy cũ.

11. Chi phí lắp đặt là chi phí lớn nhất

Khi bạn mua dây chuyền/thiết bị mới, nhà sản xuất hoặc đại lý thiết bị thường cung cấp dịch vụ lắp đặt. Các dịch vụ này được cung cấp với mức giá ấn định và bao gồm cả việc hiệu chuẩn thiết bị. Thiết bị do nhà máy lắp đặt phải có hình thức đẹp, hoạt động tốt, an toàn và đáng tin cậy. Khi bạn mua hệ thống/thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng, một trong những chi phí ẩn lớn nhất là khả năng phí lắp đặt cao hơn đáng kể so với dự kiến ​​ban đầu.
Khi mua thiết bị “nguyên đai, nguyên kiện” với giá rẻ, bạn rất dễ quên mất chi phí khi tháo lắp và đóng gói để vận chuyển. Ví dụ: chúng ta hãy xem xét dây chuyền sơn bao gồm lò sấy và buồng phun sơn cùng với một số giá đỡ bằng thép kết cấu. Giả sử rằng nếu hệ thống này đã qua sử dụng, bạn sẽ tiết kiệm được 200 triệu so với việc mua mới. Hãy ước tính rằng chi phí để lắp đặt thiết bị mới sẽ là 100 triệu. Khoản tiền phải trả thêm để lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện cũ là hợp lý vì các kỹ thuật viên ước đoán các sự cố để tính phí, vì vậy 150 triệu là một ước tính chắc chắn. Sau đó, bạn phải trả tiền để tháo thiết bị, dây chuyền tại vị trí ban đầu, có thể tốn 50 triệu, ngoài ra bạn có thể sẽ chi thêm 20 triệu nữa để đóng thùng và chuẩn bị. Vì vậy, bạn đã tiết kiệm được 200 triệu cho thiết bị nhưng phải trả thêm 150 triệu chi phí vận chuyển và lắp đặt so với việc mua một hệ thống mới. Tuy nhiên, bạn vẫn đang tiết kiệm được 50 triệu — cho đến khi sự cố xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một số tấm vách bị hư hỏng vì chúng bị bắt vít vào nhau thay vì giữ bằng ma sát? Hoặc 1 tấm vách chịu nhiệt bị vỡ thành hai mảnh do  không lắp ráp nó một cách chính xác. Sẽ không có chuyện một nhóm lắp đặt độc lập chịu những chi phí này vì họ không chế tạo dây chuyền này. Nhà sản xuất ban đầu không muốn làm dịch vụ này vì họ không muốn chịu một loạt các vấn đề hoặc chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào với chủ sở hữu trước.
Khi làm việc với các đội thi công được nhà máy ủy quyền lắp ráp thiết bị mới, các phần chi phí phát sinh sẽ do nhà thầu chịu. Khi xử lý thiết bị đã qua sử dụng, chi phí phát sinh sẽ liên tục xảy ra. Bạn phải đối phó với những chi phí bất ngờ. Bạn sẽ phải chi quá nhiều cho nhân công và sửa chữa đến nỗi thương vụ mua hệ thống sơn tĩnh điện cũ không còn là một món hời nữa.
Đây chỉ là một vài trong vô số các vấn đề cần lưu ý khi cân nhắc mua thiết bị sơn tĩnh điện đã qua sử dụng thay vì mua một hệ thống sơn tĩnh điện mới. Rất nhiều vấn đề có thể được định lượng bằng tiền, vì vậy bạn có thể quyết định xem rủi ro có đáng không, nhưng sự an tâm đến từ việc mua một hệ thống sơn tĩnh điện chất lượng với chế độ bảo hành, lắp đặt chuyên nghiệp và nhiều năm hỗ trợ tại nhà máy là khó có thể đo lường được.

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Sơn Hải Thịnh đã thiết kế gói giải pháp tự lắp đặt dây chuyền sơn với chi phí tối ưu mà vẫn đảm bảo chất lượng dây chuyền. Quý khách quan tâm vui lòng click tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

091.272.9332
icons8-exercise-96 chat-active-icon